Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.
Theo đó, Nghị định gồm nhiều nội dung mới quan trọng, tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Thứ hai, Nghị định đã bổ sung quy định về chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu đối với linh diện ô tô
Nghị định đã bổ sung quy định về chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu đối với linh diện ô tô. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc nhóm 98.49 (áp dụng từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022). Quy định này nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô theo định hướng, khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô.
Thứ ba, sửa đổi thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng
Sửa đổi thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng: xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe) đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III, thay vì mức thuế tuyệt đối như quy định hiện hành.
Thứ tư, sửa đổi về mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Về mức thuế suất thuế xuất khẩu:
Sửa đổi thuế xuất khẩu, mô tả hàng hóa, tiêu chí kỹ thuật của 9 nhóm mặt hàng (như nhôm ở dạng thanh, que, hình; gỗ; thanh đồng; xỉ …).
Về mức thuế suất thuế nhập khẩu:
Sửa đổi thuế nhập khẩu của 151 dòng thuế và 17 nhóm mặt hàng có sự thay đổi về mô tả hàng hoá; Sửa đổi thuế nhập khẩu, tiêu chí kỹ thuật của một số nhóm mặt hàng.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
Cuối tháng 12/2017, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do.
Theo các nghị định mới thì Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được áp dụng cho giai đoạn 5 năm từ 2018 đến năm 2022 và 2023. Trong đó, 7 Biểu thuế Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, ASEAN, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Úc-Niu-Di-lân, Việt Nam – Chi Lê) có lộ trình áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm bắt đầu từ năm 2018 – 2022; 3 biểu thuế còn lại (Việt Nam – Nhật Bản, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Ấn Độ) có lộ trình riêng. Như vậy, theo quy định mới thì khung thời gian áp dụng thuế suất nhập khẩu kéo dài hơn nhằm bảo đảm tính ổn định và dễ theo dõi cho doanh nghiệp
Ngoài ra, các Nghị định mới bổ sung quy định về thuế suất thuế nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch thuế quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan, thì mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan được chi tiết tại Biểu thuế kèm theo các Nghị định. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu. Số lượng nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công thương.
Trong số các Biểu thuế suất thì Biểu thuế Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu có số dòng thuế cắt giảm về 0% lớn nhất, lên đến 5.535 dòng. Đứng thứ hai là Biểu thuế ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) với 3.426 dòng hàng về 0%. Thứ ba là Biểu thuế Việt Nam – Chi Lê (VCFTA) có 2.742 dòng có thuế suất là 0%.
Trong số các quy định mới thì Nghị định số 149/2017/NĐ-CP quy định cụ thể suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022 (thuế suất VKFTA) và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. Nghị định nêu rõ hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VKFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện: Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam; được vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu KV, theo quy định hiện hành của pháp luật. Những thay đổi về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi với Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh khi mà đang có ngày càng nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc lựa chọn đầu tư vào Việt nam.
Xem thêm:
>> Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng
>> Cách kiểm tra sổ sách kế toán của doanh nghiệp
>> Cách xử lý hóa đơn điện tử xuất sai quy định
>> Cách xử lý hoá đơn viết, ghi sai
>> Khấu trừ chi phí khi mua ô tô của doanh nghiệp
>> Chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp