Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội
I. Doanh nghiệp xã hội là gì?
Theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp, có hoạt động kinh doanh nhưng xác định mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp xã hội là nhằm giải quyết vấn đề xã hội, vấn đề môi trường và vì lợi ích công cộng. Ngoài ra, phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp xã hội dùng để phục vụ mục tiêu hoạt động của nó.
II. Thành lập doanh nghiệp xã hội đáp ứng những điều kiện gì?
1. Điều kiện đối với tên của doanh nghiệp xã hội
Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên của doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Ví dụ: Công Ty TNHH Doanh Nghiệp Xã Hội Đại Việt;
Tên doanh nghiệp không được trùng với các doanh nghiệp trước đó trên phạm vi toàn quốc hoặc không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
2. Điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp xã hội được phép đăng ký kinh doanh những ngành, nghề nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Nếu doanh nghiệp xã hội hoạt động những ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện đối với vốn điều lệ đăng ký kinh doanh
Hiện nay pháp luật không quy định mức vốn điều lệ cụ thể, vì thế doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ tùy theo ngành nghề, quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của mình, ngoại trừ những ngành nghề có điều kiện.
Doanh nghiệp phải đảm bảo góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn, khi không đủ số vốn thực góp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.
4. Điều kiện đối với trụ sở chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có địa chỉ trụ sở cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam. Một địa chỉ có thể được đặt trụ sở cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, không đặt trụ sở doanh nghiệp tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể.
5. Điều kiện đối với chủ thể thành lập doanh nghiệp
Tất cả tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Không thuộc trường hợp các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
III. Doanh nghiệp xã hội được phân loại như thế nào?
Doanh nghiệp xã hội được phân loại với các loại hình như sau:
Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là mô hình kinh doanh có lợi nhuận nhưng không bị chia phối về lợi nhuận hay đặt nặng vấn đề về lợi nhuận. Thay vào đó, mục tiêu của doanh nghiệp xã hội là chú trọng vào việc chia sẻ các dự án môi trường, xã hội và vì cộng đồng. Đa phần lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sẽ được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các hoạt động của nó.
Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận như các hiệp hội, trung tâm của người khuyết tật, các tổ chức, nhóm tình nguyện, …
Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp do các cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập. Mục tiêu hoạt động của nó là kết hợp giữa kinh tế và xã hội. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng phát triển xã hội. Loại hình này thường hoạt động dưới hình thức công ty TNHH hay công ty cổ phần.
IV. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng tiêu chí gì?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường và vì lợi ích cộng đồng.
V. Thành lập doanh nghiệp xã hội gồm những hồ sơ gì?
- Điều lệ doanh nghiệp xã hội;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông;
- Bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
- Quyết định của doanh nghiệp về việc thông qua nội dung bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã ký;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của chủ sở hữu công ty/ chủ tịch công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh thông qua nội dung bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
- Bản sao hợp lệ CMND/ CCCD/ hộ chiếu của chủ sở hữu, của cổ đông sáng lập, của các thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
VI. Ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp xã hội
1. Thành lập doanh nghiệp xã hội có những khó khăn gì?
Cơ chế quản lý hoạt động đối với các doanh nghiệp xã hội còn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều bất cập.
Hiểu biết về doanh nghiệp xã hội chưa rõ ràng; chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp này còn hạn chế.
Doanh nghiệp xã hội hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính.
Mục tiêu xã hội của doanh nghiệp xã hội bị hoài nghi vì cho nghĩ rằng doanh nghiệp phải là lợi nhuận. Vì thế, thiếu sự ủng hộ từ cộng đồng.
2. Thành lập doanh nghiệp xã hội có những thuận lợi gì?
Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
Doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
Doanh nghiệp xã hội được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Tuy nhiên mỗi ngành, nghề, lĩnh vực doanh nghiệp xã hội lại có những chính sách ưu đãi khác nhau;
Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
VII. Quy trình thành lập doanh nghiệp xã hội gồm những gì?
Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Đại Việt, chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ và chuyển khách hàng ký để thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đại Việt tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội tới Phòng đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh sẽ tiến hành việc nộp 01 bộ hồ sơ (hồ sơ giấy) tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ để doanh nghiệp biết.
Sau 3 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc con dấu doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
Bước 4: Đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, hóa đơn và khai thuế
Quý khách cần thực hiện đầy đủ thủ tục thuế ban đầu của doanh nghiệp.
Trên đây là thông tin liên quan đến thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu có nhu cầu dịch vụ, hãy liên hệ chúng tôi.
Công ty TNHH TMDV Tư Vấn Đại Việt
Chuyên viên: Thu Hằng
P/ Zalo: 0914 007 116