Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Luật doanh nghiệp quy định quyền của doanh nghiệp như thế nào?
• Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
• Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
• Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
• Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
• Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
• Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
• Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
• Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
• Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
• Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020
• Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
• Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
• Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
• Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
• Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
• Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo tiêu chí gì?
- Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
+ Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
Doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ gì?
- Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
+ Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
+ Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
+ Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
Xem thêm:
>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ
>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
>> Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp
>> Trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp
>> Chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH 2 thành viên
>> Hợp nhất công ty doanh nghiệp
>> Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp
>> Những Việc Trước Khi Thành Lập Cty