Thay đổi người đại diện chi nhánh công ty
Lưu ý về người đại diện của chi nhánh công ty
Người đại diện của chi nhánh mới phải đáp ứng một số điều kiện như về năng lực chủ thể, năng lực trình độ chuyên môn đối với một số lĩnh vực cho thuê lại lao động, dịch vụ kiểm toán.
Thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh
Khi thay đổi người đại diện của chi nhánh, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh:
• Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-13, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)
• Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục
• Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân của người đứng đầu chi nhánh (Bản sao có chứng thực)
• Giấy chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ theo 2 cách:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Thành phố nơi Chi nhánh công ty đặt trụ sở.
Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử sẽ được miễn 100% lệ phí đăng ký.
Người đứng đầu chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Người đứng đầu chi nhánh có thể là người lao động trong công ty, cổ đông, thành viên trong công ty hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty, không thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014:
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
b) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
d) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng;
f) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”