» Thông tin » Lưu ý về thuế sau khi thành lập công ty

Lưu ý về thuế sau khi thành lập công ty

Bạn cần lưu lý gì về thuế sau khi thành lập doanh nghiệp? Những loại thuế nào phải đóng sau khi thành lập công ty? Bạn có cần dịch vụ tư vấn về thuế hay không? Bạn cần liên hệ với đại lý thuế nào để được tư vấn liên quan đến thuế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây.

Xem thêm:

>> Thời hạn nộp tờ khai thuế và nộp thuế

>> Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

>> Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Sau khi thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

• Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty);
• Thuế giá trị gia tang (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty);
• Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký);
• Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu);
• Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu kinh doanh ngành nghề đặc biệt hạn chế kinh doanh).

Nộp tờ khai thuế và nộp thuế khi nào?

Căn cứ Nghị định số Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì doanh nghiệp thành lập năm 2021 sẽ được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải kê khai và nộp tờ thuế môn bài.

Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai

• Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
• Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
• Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
• Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.
Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có).

Thời hạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, nộp tờ khai và nộp thuế GTGT (nếu có)

• Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
• Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
• Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
• Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời gian kê khai lệ phí môn bài và nộp tờ khai:

Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập. Ngoài ra, khi thành lập các đơn vị phụ thuộc của công ty như thành lập thêm địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty trên toàn quốc cũng được miễn thuế môn bài cho các đơn vị trực thuộc này.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là khi nào?

Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau. Tuy nhiên, năm 2021 Chính phủ có áp dụng hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc gia hạn thời hạn nộp các loại thuế theo các thời hạn nhất định.

Xem thêm:

>> Hạch toán thuế giá trị gia tăng phải nộp

>> Cách điều chỉnh kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào đầu ra

>> Cách viết hoá đơn bán hàng qua điện thoại

Kê khai thuế sau thành lập công ty cần lưu ý gì?

• Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
• Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
• Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.
Công ty Đại Việt luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty và các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến thuế, liên quan đến kế toán. Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Giới thiệu dịch vụ kế toán, báo cáo thuế của chúng tôi

Doanh nghiệp đã lập và nộp báo cáo thuế đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng hệ thống sổ sách kế toán vẫn còn dang dở. Đại lý thuế Đại Việt cung cấp dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán, giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các lỗi sai của hệ thống sổ sách và điều chỉnh hoàn thiện kịp thời trước khi cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp không phải là người am hiểu về thuế, kế toán thì giải pháp sử dụng dịch vụ báo cáo thuế là giải pháp tối ưu và hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đại Việt tin tưởng rằng là người bạn đồng hành tốt nhất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Dịch vụ kê khai thuế, báo cáo thuế của Đại Việt

• Dịch vụ báo cáo thuế theo lần phát sinh;
• Dịch vụ báo cáo thuế theo tháng;
• Quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
• Dịch vụ báo cáo thuế theo quý;
• Kê khai báo cáo thuế cuối năm;
• Kê khai thuế nhà thầu;
• Gói dịch vụ báo cáo thuế trọn gói theo năm: Chi phí hợp lý và tích hợp trọn gói tất cả hoạt động kê khai thuế của doanh nghiệp, hoàn thiện sổ sách, chứng từ, lưu trữ;
• Các dịch vụ báo cáo thuế theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Các lợi ích khi sử dụng dịch vụ kế toán thuế của Đại Việt

• Chủ động nhắc doanh nghiệp chuẩn bị chứng từ, cân đối tiền thuế phát sinh báo doanh nghiệp trước kỳ báo cáo thuế;
• Được tư vấn các vấn đề có thể phát sinh, các rủi ro có thể xảy ra trong quá hoạt động kế toán, báo cáo thuế của công ty;
• Được các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt, chuyên nghiệp phụ trách toàn diện hoạt động kế toán và kê khai thuế của doanh nghiệp mình;
• Không phát sinh bất kỳ chi phí nào sau khi ký hợp đồng trọn gói báo cáo thuế với Đại Việt;
• Được miễn phí tư vấn pháp luật doanh nghiệp, dịch vụ báo cáo thuế, các vấn đề liên quan đến hoạt động kế toán;
• Đại Việt hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế, báo cáo thuế của doanh nghiệp khi có bất kỳ phát sinh rủi ro cho doanh nghiệp từ hoạt động kế toán thuế.

Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán doanh nghiệp của Đại Việt

Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi, doanh nghiệp cần cung cấp các hồ sơ giấy tờ sau:
• Sao kê tài khoản ngân hàng;
• Hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra ( hóa đơn GTGT, Hợp đồng, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu..);
• Thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội;
• Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội: thời gian đóng, mức đóng…;
• Bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra theo tháng hoặc theo quý;
• Toàn bộ chứng từ đi kèm hóa đơn mà doanh nghiệp đã có;
• File sao lưu dữ liệu kế toán trên Excel hoặc phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đã lập;
• Hồ sơ lao động.
  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH

0905 548 995


Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.tuvandaiviet.com

Đang online: 3    Lượt truy cập: 2746446